Làm sao để khắc phục chứng trầm cảm do mất ngủ gây ra?

 

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm chính là những áp lực trong công việc và cuộc sống, gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài. Lo âu và trầm cảm ngày càng gia tăng ở những người trẻ. Vậy làm sao để khắc phục chứng trầm cảm do mất ngủ gây ra? Đây là . Hãy cùng Thegioinem.com tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

broken image

Nguyên nhân gây mất ngủ liên tục 

Mất ngủ là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ, đây là tình trạng cơ thể khó đi vào giấc ngủ và ngủ chập chờn dù rất thèm ngủ. Tình trạng mất ngủ liên tục gây ảnh hưởng nhiều đến các sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của người bệnh. Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ liên tục. Xảy ra khi mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn. Thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh hoặc rối loạn lo âu và trầm cảm…

Theo Học viện Y học Mỹ ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị chứng mất ngủ và từ 15 – 35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ diễn ra trong vài tuần và thậm chí là đến tận 3 tháng. Thực tế chứng mất ngủ có thể xảy đến ở bất kỳ độ tuổi nào.

Trầm cảm và mất ngủ có mối liên hệ như thế nào?

Mất ngủ và trầm cảm là cặp đôi thường đi song hành cùng nhau. Theo thống kê thì có khoảng 15% người bị trầm cảm rơi vào tình trạng ngủ quá nhiều, trong khi 80% mất ngủ. Khi bị mất ngủ thường trở nên buồn bã và lo âu… Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm. Mất ngủ được xem là dấu hiệu cảnh báo trước khi chứng trầm cảm xảy ra.

Mối quan hệ của bệnh mất ngủ với chứng trầm cảm không chỉ là quan hệ nguyên nhân và kết quả. Mất ngủ không chỉ thúc đẩy trầm cảm phát triển nhanh hơn mà còn là yếu tố khiến cho chứng trầm cảm tái diễn. Những người đã từng bị trầm cảm khi mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ tái phát trầm cảm. 

Ngoài ra trầm cảm là một căn bệnh liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh. Nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và bao gồm chu kỳ của giấc ngủ. Khi đồng hồ sinh học bị đảo lộn, nhịp thức ngủ thất thường sẽ khiến chúng ta khó chìm vào giấc ngủ. Theo các nghiên cứu thống kê rằng có khoảng 50- 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ. Mối liên hệ chồng chéo này tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý khiến người bệnh khó thoát ra.

Triệu chứng thường gặp của những người bị trầm cảm do mất ngủ như:

  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi
  • Lòng tự trọng thấp
  • Kém tập trung hoặc khó khăn trong việc đưa ra các quyết định
  • Cảm giác tuyệt vọng 

Phương pháp cải thiện chứng trầm cảm do mất ngủ kéo dài

Các bằng chứng cho thấy việc điều trị các vấn đề về giấc ngủ có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh trầm cảm và còn thậm chí có thể ngăn ngừa tái phát. Một nghiên cứu tiến hành trên 60 người bị trầm cảm và mất ngủ, áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Kết quả là các triệu chứng của bệnh trầm cảm đã giảm với hơn 1/2 bệnh nhân.

Một nghiên cứu khác tiến hành với trên 500 bệnh nhân thấy rằng những người có cả hai chứng bệnh mất ngủ và trầm cảm. Điều trị bằng cả thuốc chống trầm cảm và lẫn thuốc ngủ cho kết quả tốt hơn so với những người chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Họ ngủ ngon hơn và các triệu chứng của trầm cảm cũng được cải thiện đáng kể.

Để hỗ trợ điều trị mất ngủ người bệnh cần xây dựng thói quen hình thành giấc ngủ ngon bằng những phương pháp sau đây:

  • Giấc ngủ ngắn trong ngày tốt nhất nên thực hiện vào buổi trưa với thời gian không quá 1 giờ.
  • Đặt giờ đi ngủ và thời gian ngủ cố định. Duy trình giấc ngủ theo lịch đã đặt.
  • Tạo môi trường ngủ thoáng mát, sử dụng nệm êm ái để chăm sóc giấc ngủ.
  • Tránh ăn hoặc uống trước khi đi ngủ. 
  • Tắt điện thoại ít nhất là 30 phút trước khi ngủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, nếu có điều lo lắng nên hạn chế suy nghĩ hoặc nghĩ về những điều tốt đẹp hơn.
  • Thư giãn ít nhất 30 phút trước khi ngủ, tắm nước nóng, đọc sách, nghe nhạc nhẹ
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giữ dáng và ngủ ngon hơn. 
  • Kiểm tra kỹ các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị hiện tại của bạn để xem liệu chúng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn hay không.

Cách chọn nệm để có giấc ngủ ngon

Tình trạng cơ thể:

  • Cơ địa: Đối với những người có thân nhiệt cao sẽ dễ cảm giác nóng khi ngủ. Vì vậy, đối tượng này nên chọn các loại nệm như nệm lò xo, nệm bông ép. Đặc biệt, đối với trường hợp dễ đổ mồ hôi khi ngủ, ứng cử viên tốt nhất là nệm bông ép do dễ vệ sinh nệm.
  • Tình trạng dị ứng của cơ thể: nếu như bạn thường bị dị ứng nệm cao su sẽ là lựa chọn lý tưởng vì những loại nệm này tươ đối khô thoáng, có tính kháng khuẩn, nhờ đó giúp ngăn ngừa nệm bị ẩm hoặc bám bụi. Ứng cử viên tốt nhất là nệm cao su Đồng Phú

Chú ý đến tư thế ngủ: Hầu hết mọi người thích nệm có độ cứng ở thang điểm 5-7 trong số 10. Mức độ này phù hợp với tất cả các tư thế ngủ và cân nặng. Người nằm ngủ nghiêng phù hợp với nệm cứng ở mức từ 3 đến 6 trên 10, nằm ngửa phù hợp với độ cứng 4-7, nằm úp phù hợp với 5-7.

Không nên quá tiết kiệm:

Khi mua những sản phẩm liên quan tới sức khỏe, bạn không nên quá tiết kiệm. Đừng tiêu ít hơn 2 triệu trừ khi bạn muốn mua một chiếc nệm chóng hỏng. Ngoài ra có những loại nệm cao su giá rẻ nhưng vẫn đảm nâng đỡ tối đa các vùng có trọng lực cao như lưng, cổ, vai, đùi. Từ đó, người nằm có thể thoải mái trở mình ở mọi tư thế mà không lo tình trạng chèn ép dây thần kinh.

Để điều trị chứng mất ngủ và chứng trầm cảm ngoài việc dùng thuốc để giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hành vi nhận thức. Bệnh nhân sẽ thảo luận vấn đề của mình với chuyên gia tâm lý. Các liệu pháp của bác sĩ tư vấn giúp giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống và vượt qua cũng như cách đón nhận vấn đề theo hướng tích cực. Để người bệnh ngủ ngon, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh trầm cảm do mất ngủ gây ra.